Qui trình sấy sẽ diễn biến qua các giai đoạn sau đây :
* Giai đoạn làm nóng (gia nhiệt ban đầu)
Nhiệm vụ của giai đoạn này là làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độ gỗ trước khi sấy (t = 30°C) lên đến nhiệt độ sấy (t = 50-60°C) trong khoảng thời gian nhất định (khoảng giờ/lcm chiều dày ván). Để làm nóng gỗ (không làm khô gỗ) ở giai đoạn này ta cần có một môi trường sấy rất ẩm ( γ≈100% ), do đó cần phải phun ẩm một cách liên tục với áp suất hơi p ≈ 0,5 ± 1 atm trong suốt giai đoạn làm nóng.
* Giai đoạn hấp gỗ
Giai đoạn này chỉ được thực hiện đối với một số loại gỗ khó sấy: gỗ tươi, gỗ có hàm lượng ẩm ban đầu quá cao và gỗ sấy có kích thước lớn (thay thế cho khâu luộc gỗ ở nhiều cơ sở sản xuất thường làm).
Yêu cầu chủ yếu của giai đoạn này là tiếp tục duy trì tình trạng ẩm của môi trường sấy ở mức gần như bão hòa hơi nước trong một thời gian thích hợp tùy theo bề dày ván gỗ sấy (theo qui trình sấy). Để làm được việc này ta sẽ phun ẩm định kỳ (4 tiếng phun 2 tiếng = Phun ẩm định kỳ (4); 6 tiếng phun ẩm hai tiếng = Phun ẩm định kỳ (6); và 10 tiếng phun ẩm 2 tiếng = Phun ẩm định kỳ (10)).
* Giai đoạn sấy 1 (còn gọi là giai đoạn sấy đầu, giai đoạn sấy đẳng tốc)
Giai đoạn này kéo dài trong một thời gian đủ để cho gỗ sấy khô xuống gần đến điểm bão hòa thớ gỗ. Thời gian dài hay ngắn, phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu (W.). loại gỗ và kích thước ván (theo qui trình sấy).
Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ sấy ổn định, bằng nhiệt độ sấy ban đầu và hãm không cho lớp gỗ bề mặt ván khô quá nhanh, để đảm bảo quá trình di chuyển ẩm từ tâm ván ra ngoài mặt ván một cách liên tục và ở mức tối đa phù hợp với từng loại gỗ sấy. Theo kinh nghiệm, trong giai đoạn này cần phải đóng kín các cửa thoát khí (TDK) và
* Giai đoạn làm nóng (gia nhiệt ban đầu)
Nhiệm vụ của giai đoạn này là làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độ gỗ trước khi sấy (t = 30°C) lên đến nhiệt độ sấy (t = 50-60°C) trong khoảng thời gian nhất định (khoảng giờ/lcm chiều dày ván). Để làm nóng gỗ (không làm khô gỗ) ở giai đoạn này ta cần có một môi trường sấy rất ẩm ( γ≈100% ), do đó cần phải phun ẩm một cách liên tục với áp suất hơi p ≈ 0,5 ± 1 atm trong suốt giai đoạn làm nóng.
* Giai đoạn hấp gỗ
Giai đoạn này chỉ được thực hiện đối với một số loại gỗ khó sấy: gỗ tươi, gỗ có hàm lượng ẩm ban đầu quá cao và gỗ sấy có kích thước lớn (thay thế cho khâu luộc gỗ ở nhiều cơ sở sản xuất thường làm).
Yêu cầu chủ yếu của giai đoạn này là tiếp tục duy trì tình trạng ẩm của môi trường sấy ở mức gần như bão hòa hơi nước trong một thời gian thích hợp tùy theo bề dày ván gỗ sấy (theo qui trình sấy). Để làm được việc này ta sẽ phun ẩm định kỳ (4 tiếng phun 2 tiếng = Phun ẩm định kỳ (4); 6 tiếng phun ẩm hai tiếng = Phun ẩm định kỳ (6); và 10 tiếng phun ẩm 2 tiếng = Phun ẩm định kỳ (10)).
* Giai đoạn sấy 1 (còn gọi là giai đoạn sấy đầu, giai đoạn sấy đẳng tốc)
Giai đoạn này kéo dài trong một thời gian đủ để cho gỗ sấy khô xuống gần đến điểm bão hòa thớ gỗ. Thời gian dài hay ngắn, phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu (W.). loại gỗ và kích thước ván (theo qui trình sấy).
Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ sấy ổn định, bằng nhiệt độ sấy ban đầu và hãm không cho lớp gỗ bề mặt ván khô quá nhanh, để đảm bảo quá trình di chuyển ẩm từ tâm ván ra ngoài mặt ván một cách liên tục và ở mức tối đa phù hợp với từng loại gỗ sấy. Theo kinh nghiệm, trong giai đoạn này cần phải đóng kín các cửa thoát khí (TDK) và
Δt sẽ tăng không quá giá trị Δt = 7-10°C (đối với gỗ dễ sấy) và Δt = 5-7°C (đối với gỗ khó sấy).
* Giai đoạn xử lý giữa chừng
Xử lý giữa chừng thường được thực hiện đối với các loại gỗ khó sấy (dễ sinh khuyết tật, gỗ có qui cách lớn...). Để tiến hành giai đoạn này ta phải phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý giữa chừng, phụ thuộc vào qui cách ván (≈ 2 giờ/lcm chiều dày ván).
* Giai đoạn sấy II (còn gọi là giai đoạn sấy cuối cùng, giai đoạn sấy giảm tốc)
Giai đoạn này biểu thị quá trình sấy mà ở đó độ ẩm của gỗ sấy giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ. Ở giai đoạn này quá trình thoát ẩm sẽ khó khăn, do vậy trong quá trình sấy, bước sang giai đoạn sấy II sẽ tăng dần nhiệt độ sấy và đồng thời mở dần cửa thoát khí (TDK) để tăng dần Δt của môi trường sấy (làm khô dần môi trường sấy), hỗ trợ cho quá trình khô của gỗ ở giai đoạn cuối.
* Giai đoạn xử lý cuối và làm nguội
Đối với các loại gỗ dễ sấy, ván mỏng, ta có thể không cần tiến hành xử lý cuối, còn nói chung, đối với các loại gỗ khó sấy, gỗ có qui cách lớn và gỗ có nhu cầu chất lượng cao hoặc gỗ sau khi sấy có nhu cầu gia công ngay... thì cần phải xúc tiến giai đoạn xử lý cuối trước khi làm nguội gỗ sấy. Mục đích của giai đoạn này là làm cân bằng ẩm độ và triệt tiêu ứng suất trong gỗ, để ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công.
Để tiến hành giai đoạn xử lý cuối ta phải đóng kín các cửa TDK, phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý cuối và có thể tắt nhiệt để có thể giảm nhanh được Δt thời gian xử lý cuối lấy khoảng 2 giờ/lcm bề dày ván, chế độ xử lý cuối phụ thuộc vào qui cách ván và yêu cầu về độ ẩm cuối cùng sau khi sấy, với nhiệt độ xử lý cuối bằng nhiệt độ sấy ở giai đoạn cuối hoặc thấp hơn 5°c, Δt ở giai đoạn xử lý cuối duy trì ở mức Δt = 5-10°C (ứng với Wc = 8-12%).
Nguồn : Sách công Nghệ Sấy
Công ty cung cấp gỗ-cao-su-xẻ-sấy Phú An
* Giai đoạn xử lý giữa chừng
Xử lý giữa chừng thường được thực hiện đối với các loại gỗ khó sấy (dễ sinh khuyết tật, gỗ có qui cách lớn...). Để tiến hành giai đoạn này ta phải phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý giữa chừng, phụ thuộc vào qui cách ván (≈ 2 giờ/lcm chiều dày ván).
* Giai đoạn sấy II (còn gọi là giai đoạn sấy cuối cùng, giai đoạn sấy giảm tốc)
Giai đoạn này biểu thị quá trình sấy mà ở đó độ ẩm của gỗ sấy giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ. Ở giai đoạn này quá trình thoát ẩm sẽ khó khăn, do vậy trong quá trình sấy, bước sang giai đoạn sấy II sẽ tăng dần nhiệt độ sấy và đồng thời mở dần cửa thoát khí (TDK) để tăng dần Δt của môi trường sấy (làm khô dần môi trường sấy), hỗ trợ cho quá trình khô của gỗ ở giai đoạn cuối.
* Giai đoạn xử lý cuối và làm nguội
Đối với các loại gỗ dễ sấy, ván mỏng, ta có thể không cần tiến hành xử lý cuối, còn nói chung, đối với các loại gỗ khó sấy, gỗ có qui cách lớn và gỗ có nhu cầu chất lượng cao hoặc gỗ sau khi sấy có nhu cầu gia công ngay... thì cần phải xúc tiến giai đoạn xử lý cuối trước khi làm nguội gỗ sấy. Mục đích của giai đoạn này là làm cân bằng ẩm độ và triệt tiêu ứng suất trong gỗ, để ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công.
Để tiến hành giai đoạn xử lý cuối ta phải đóng kín các cửa TDK, phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý cuối và có thể tắt nhiệt để có thể giảm nhanh được Δt thời gian xử lý cuối lấy khoảng 2 giờ/lcm bề dày ván, chế độ xử lý cuối phụ thuộc vào qui cách ván và yêu cầu về độ ẩm cuối cùng sau khi sấy, với nhiệt độ xử lý cuối bằng nhiệt độ sấy ở giai đoạn cuối hoặc thấp hơn 5°c, Δt ở giai đoạn xử lý cuối duy trì ở mức Δt = 5-10°C (ứng với Wc = 8-12%).
Nguồn : Sách công Nghệ Sấy
Công ty cung cấp gỗ-cao-su-xẻ-sấy Phú An