1. Cong vênh: Gỗ bị cong vênh là do các bộ phận của gỗ co rút không đồng đều sinh ra (co rút không đồng đều theo các chiều thớ khác nhau). Nếu độ cong vênh ở các loại ván khác nhau có khác nhau, đối với ván tiếp tuyến là nghiêm trọng nhất. Để hạn chế mức độ cong vênh cần tuân theo các biện pháp sau: Khi xếp đống, cần sử dụng thanh kê có bề dày đều nhau và phải đặt đúng vị trí của thanh kê, tức là các thanh kê phải đặt thật ngay hàng, các hàng thanh kê cuối phải để ở đầu mút đống gỗ, cự ly thanh kê không nên cách xa nhau quá.
2. Gỗ bị nhăn mặt: Sự nhăn mặt gỗ (ván) là một hiện tượng biểu hiện trạng thái biến dạng hết sức mãnh liệt và không tốt. Có khi do gỗ bị nhăn mặt mà sinh ra nứt nẻ lớn. Khuyết tật này thường xảy ra ở một số loại gỗ nhất định. Để tránh hiện tượng này, khi sấy không nên sử dụng nhiệt độ sấy quá cao và không được phép tăng nhiệt độ quá mức qui định của chế độ sấy.
3. Nứt nẻ: Là do sự phát sinh ứng suất quá lớn bên trong gỗ làm cho các thớ gỗ bị phá hoại, ứng suất hình thành ở giai đoạn sấy đầu sẽ gây nên nứt ngoài. Còn ứng suất hình thành ở giai đoạn sấy sau sẽ gây nên nứt trong. Để tránh nứt nẻ ở bề mặt ván, ta cần hết sức tuân thủ chế độ sấy, nhất thiết không được phép hạ thấp độ ẩm của môi trường sấy xuống quá đáng so với qui định của chế độ sấy (tức là At không được lớn quá mức qui định).
Nguồn : Sách Công Nghệ Sấy Gỗ