Theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 309: 1992 ván dăm được định nghĩa như sau:
Ván dăm là vật liệu dạng tấm được sản xuất bằng cách ép các dăm gỗ (các dăm gỗ mỏng, mẩu gỗ nhỏ, phoi bào, mùn cưa, các mảnh gỏ mỏng-dài, mỏng-rộng...) và/hoặc các loại dăm mà trong thành phần của nó có chứa lignosellulose (mảnh-mẩu thân cây lanh, cây gai dầu, phần-đoạn của bã mía,...) dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ cùng với sự tham gia của chất kết dính.
Định nghĩa này trình bày sơ bộ các loại nguyên liệu và quá trình sản xuất ván dăm. Các dăm gỗ được sản xuất bằng các máy băm dăm. Bên cạnh gỗ còn có các loại cây thân gỗ khác, ví dụ như: Các loại thực vật mà trong thành phần cấu tạo của nó có chứa lignin và cellulose cũng có thể được dùng làm nguyên liệu sản xuất ván dăm. Chẳng hạn như: Rơm rạ, bã mía và thân cây bông, cây lanh, cây gai dầu,... Thông thường sử dụng các chất kết dính có nguồn gốc nhựa tổng hợp. Ván dăm thông dụng được kết dính bởi keo UF (Urea Formaldehyde). Để tăng cường khả năng chống ẩm cho ván người la thường thêm Melamine vào keo UF, gọi là keo U-M-F (Keo Urea Formaldehyde biến tính bằng Melamine). Ngoài ra còn có các tác nhân liên kết vô cơ khác, chẳng hạn như thạch cao và xi-măng cũng có thể dược dùng làm chất kết dính nhằm tăng cường khả năng chống cháy cho ván. Ván được ép đến chiều dày mong muốn trong điều kiện ép nóng, làm cho keo đóng rắn nhanh vì nhiệt.
Ván dăm là vật liệu dạng tấm được sản xuất bằng cách ép các dăm gỗ (các dăm gỗ mỏng, mẩu gỗ nhỏ, phoi bào, mùn cưa, các mảnh gỏ mỏng-dài, mỏng-rộng...) và/hoặc các loại dăm mà trong thành phần của nó có chứa lignosellulose (mảnh-mẩu thân cây lanh, cây gai dầu, phần-đoạn của bã mía,...) dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ cùng với sự tham gia của chất kết dính.
Định nghĩa này trình bày sơ bộ các loại nguyên liệu và quá trình sản xuất ván dăm. Các dăm gỗ được sản xuất bằng các máy băm dăm. Bên cạnh gỗ còn có các loại cây thân gỗ khác, ví dụ như: Các loại thực vật mà trong thành phần cấu tạo của nó có chứa lignin và cellulose cũng có thể được dùng làm nguyên liệu sản xuất ván dăm. Chẳng hạn như: Rơm rạ, bã mía và thân cây bông, cây lanh, cây gai dầu,... Thông thường sử dụng các chất kết dính có nguồn gốc nhựa tổng hợp. Ván dăm thông dụng được kết dính bởi keo UF (Urea Formaldehyde). Để tăng cường khả năng chống ẩm cho ván người la thường thêm Melamine vào keo UF, gọi là keo U-M-F (Keo Urea Formaldehyde biến tính bằng Melamine). Ngoài ra còn có các tác nhân liên kết vô cơ khác, chẳng hạn như thạch cao và xi-măng cũng có thể dược dùng làm chất kết dính nhằm tăng cường khả năng chống cháy cho ván. Ván được ép đến chiều dày mong muốn trong điều kiện ép nóng, làm cho keo đóng rắn nhanh vì nhiệt.
Nguồn : Sách Công nghệ sản xuất ván dăm, sản xuất LVL(Laminated Veneer Lumber) từ gỗ keo tai tượng và gỗ cao su