1. Phươmg pháp xẻ gỗ ván :
Khi xẻ gỗ ván, khối lượng sản xuất thường tương đối lớn, trong một xưởng xẻ mang tính tổng hợp, thông thường khi xẻ gỗ ván dày thì có thể sử dụng những loại gỗ tròn chuyên để sản xuất; còn khi xẻ ván mỏng thì không nên sử dụng gỗ tròn để đơn độc sản xuất ra gỗ ván mỏng, mà nên kết hợp quá trình tạo ván mỏng từ công đoạn xẻ ra gỗ hộp, gỗ xẻ chuyên dụng hay gỗ tà vẹt; đối với những loại ván có độ dày trung bình thì do tỷ lệ giá tương đối thấp, nên cố gắng không sản xuất hoặc sản xuất với số lượng nhỏ. Khi xẻ gỗ ván cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
1.1 Ngoài những loại gỗ mang tính đặc thù ra, thông thường đối với những loại dày, ván mỏng hoặc ván có độ dày trung bình thì nên cố gắng tạo ra độ rộng tốt nhất, nhằm nâng cao đẳng cấp chất lượng của gỗ xẻ, cũng như làm tăng hiệu ích kinh tế.
1.2 Đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, nên lựa chọn phương pháp xẻ 2 mặt để gia công; gỗ tròn có đường kính trung bình thì nên sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt; còn gỗ tròn có đường kính lớn thì sử đụng phương pháp xẻ 4 mặt để gia công.
1.3 Gỗ tròn đường kính lớn, có dạng hình elip, cần xẻ sao cho phía đường kính lớn làm chiều dày của ván, còn hướng đường kính nhỏ thì làm chiều rộng của ván; đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ và trung bình thì ngược lại, phía đường kính dài sẽ được tạo ra chiều rộng ván, còn phía đường kính ngắn tạo ra chiều dày ván, cần cố gắng tăng cao độ rộng của ván.
1.4 Khuyết tật chủ yếu của gỗ tròn có đường kính nhỏ và trung bình ảnh hưởng đến đẳng cấp của ván xẻ là đường kính và số lượng mắt. Vì thế, đối với những mắt lớn, nên đưa vào phần giữa của tấm ván dày, không nên làm cho phần mắt lộ ra trên bề mặt của tấm ván; còn đối với những mắt nhỏ cần tiến hành xẻ sao cho chúng biến thành những hình tròn và có thể được lộ ra trên bề mặt của ván.
1.5 Khuyết tật chủ yếu của gỗ tròn có đường kính lớn ảnh hưởng đến đẳng cấp của sản phẩm là phần gỗ mục. Do vậy khi xẻ gỗ, đối với phần mục nhẹ thì nên đưa chúng vào phần đầu hoặc phần ngoài rìa của tấm ván, để thuận tiện cho quá trình rọc cạnh hoặc cắt đầu ván có thể loại bỏ chúng; với phần gỗ mục nghiêm trọng, nên cố gắng tìm cách loại bỏ, để tránh những tấm ván xẻ loại đặc biệt hoặc loại I có mang theo.
1.6 Đối với ván xẻ có đẳng cấp tương ứng vói đẳng cấp của gỗ tròn, thì nên chú ý đến tỷ lệ phần cạnh vát mà ván xẻ mang theo, tránh trường hợp phần cạnh vát mà ván xẻ mang theo vượt với tiêu chuẩn mà làm giảm đẳng cấp của ván xẻ.
Khi xẻ gỗ ván, khối lượng sản xuất thường tương đối lớn, trong một xưởng xẻ mang tính tổng hợp, thông thường khi xẻ gỗ ván dày thì có thể sử dụng những loại gỗ tròn chuyên để sản xuất; còn khi xẻ ván mỏng thì không nên sử dụng gỗ tròn để đơn độc sản xuất ra gỗ ván mỏng, mà nên kết hợp quá trình tạo ván mỏng từ công đoạn xẻ ra gỗ hộp, gỗ xẻ chuyên dụng hay gỗ tà vẹt; đối với những loại ván có độ dày trung bình thì do tỷ lệ giá tương đối thấp, nên cố gắng không sản xuất hoặc sản xuất với số lượng nhỏ. Khi xẻ gỗ ván cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
1.1 Ngoài những loại gỗ mang tính đặc thù ra, thông thường đối với những loại dày, ván mỏng hoặc ván có độ dày trung bình thì nên cố gắng tạo ra độ rộng tốt nhất, nhằm nâng cao đẳng cấp chất lượng của gỗ xẻ, cũng như làm tăng hiệu ích kinh tế.
1.2 Đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, nên lựa chọn phương pháp xẻ 2 mặt để gia công; gỗ tròn có đường kính trung bình thì nên sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt; còn gỗ tròn có đường kính lớn thì sử đụng phương pháp xẻ 4 mặt để gia công.
1.3 Gỗ tròn đường kính lớn, có dạng hình elip, cần xẻ sao cho phía đường kính lớn làm chiều dày của ván, còn hướng đường kính nhỏ thì làm chiều rộng của ván; đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ và trung bình thì ngược lại, phía đường kính dài sẽ được tạo ra chiều rộng ván, còn phía đường kính ngắn tạo ra chiều dày ván, cần cố gắng tăng cao độ rộng của ván.
1.4 Khuyết tật chủ yếu của gỗ tròn có đường kính nhỏ và trung bình ảnh hưởng đến đẳng cấp của ván xẻ là đường kính và số lượng mắt. Vì thế, đối với những mắt lớn, nên đưa vào phần giữa của tấm ván dày, không nên làm cho phần mắt lộ ra trên bề mặt của tấm ván; còn đối với những mắt nhỏ cần tiến hành xẻ sao cho chúng biến thành những hình tròn và có thể được lộ ra trên bề mặt của ván.
1.5 Khuyết tật chủ yếu của gỗ tròn có đường kính lớn ảnh hưởng đến đẳng cấp của sản phẩm là phần gỗ mục. Do vậy khi xẻ gỗ, đối với phần mục nhẹ thì nên đưa chúng vào phần đầu hoặc phần ngoài rìa của tấm ván, để thuận tiện cho quá trình rọc cạnh hoặc cắt đầu ván có thể loại bỏ chúng; với phần gỗ mục nghiêm trọng, nên cố gắng tìm cách loại bỏ, để tránh những tấm ván xẻ loại đặc biệt hoặc loại I có mang theo.
1.6 Đối với ván xẻ có đẳng cấp tương ứng vói đẳng cấp của gỗ tròn, thì nên chú ý đến tỷ lệ phần cạnh vát mà ván xẻ mang theo, tránh trường hợp phần cạnh vát mà ván xẻ mang theo vượt với tiêu chuẩn mà làm giảm đẳng cấp của ván xẻ.
2. Phương pháp xẻ gỗ hộp
Khi sản xuất gỗ hộp có khối lượng lớn, thì cần phải sử dụng gỗ tròn chuyên dùng đê sản xuất gỗ hộp; còn nếu sản xuất gỗ hộp có khối lượng nhỏ, hoặc sản xuất gỗ hộp có kích thước nhỏ thì có thể kết hợp với quá trình sản xuất gỗ có kích thước lớn để tiến hành, loại này thường không sử dụng gỗ tròn đơn độc sản xuất. Nhưng khi sản xuất gỗ hộp có kích thước nhỏ và trung bình dùng để làm khung cửa hay đồ gia dụng, thì có thể chỉ sử dụng gỗ tròn để sản xuất. Khi xẻ gỗ hộp, cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
2.1 Khi sản xuất gỗ hộp cần phải có được việc sử dụng hợp lý, chú ý lợi dụng triệt để cấp đường kính của gỗ tròn, không được sử dụng gỗ có đường kính lớn dùng vào việc mà chỉ cần đến gỗ đường kính nhỏ. Đối với gỗ hộp loại đặc biệt của gỗ lá kim, phần cạnh vát cho phép mang theo Là 10%, theo lý thuyết thì độ rộng của cạnh hình lập phương lớn nhất là 0.74d; gỗ hộp cấp I, phần cạnh vát cho phép mang theo là 25%, theo lý thuyết thì độ rộng của cạnh hình lập phương lớn nhất là 0.8d; gỗ hộp cấp II, phần cạnh vát cho phép mang theo là 50%, theo lý thuyết độ rộng của cạnh hình lập phương lớn nhất là 0.89d. Gỗ hộp cũng cần phải mang theo một phần cạnh vát hợp lý, nhưng chú ý là không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2.2 Khi sử dụng cưa vòng lớn để xẻ gỗ hộp, nếu xẻ một tấm hoặc một số ít tấm gỗ hộp thì nên sử dụng phương pháp xẻ 4 mặt; khi xẻ từ 3 tấm trở lên thì nên sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt để tiến hành.
2.3 Ngoài tạo ra phần gỗ hộp theo kế hoạch định truớc ra, căn cứ vào hình dạng mặt cắt ngang cũng như chất lượng của khúc gỗ, càng cố gắng lợi dụng để sản xuất ra những tấm gỗ hộp nhỏ. bởi vì tiêu chuẩn về gỗ quy định là phần nghiêng thớ và lỗ mọt trên bề mặt của những tấm ván có độ rộng nhỏ là không tính, cũng như phần cạnh vát mà các tấm ván có độ rộng nhỏ mang theo là cũng có giới hạn cho phép nhất định, vì vậy mà những tấm gỗ hộp nhỏ được tạo ra cũng sẽ có đẳng cấp cao hơn một chút, hiệu ích kinh tế cũng sẽ tốt hơn.
Khi sản xuất gỗ hộp có khối lượng lớn, thì cần phải sử dụng gỗ tròn chuyên dùng đê sản xuất gỗ hộp; còn nếu sản xuất gỗ hộp có khối lượng nhỏ, hoặc sản xuất gỗ hộp có kích thước nhỏ thì có thể kết hợp với quá trình sản xuất gỗ có kích thước lớn để tiến hành, loại này thường không sử dụng gỗ tròn đơn độc sản xuất. Nhưng khi sản xuất gỗ hộp có kích thước nhỏ và trung bình dùng để làm khung cửa hay đồ gia dụng, thì có thể chỉ sử dụng gỗ tròn để sản xuất. Khi xẻ gỗ hộp, cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
2.1 Khi sản xuất gỗ hộp cần phải có được việc sử dụng hợp lý, chú ý lợi dụng triệt để cấp đường kính của gỗ tròn, không được sử dụng gỗ có đường kính lớn dùng vào việc mà chỉ cần đến gỗ đường kính nhỏ. Đối với gỗ hộp loại đặc biệt của gỗ lá kim, phần cạnh vát cho phép mang theo Là 10%, theo lý thuyết thì độ rộng của cạnh hình lập phương lớn nhất là 0.74d; gỗ hộp cấp I, phần cạnh vát cho phép mang theo là 25%, theo lý thuyết thì độ rộng của cạnh hình lập phương lớn nhất là 0.8d; gỗ hộp cấp II, phần cạnh vát cho phép mang theo là 50%, theo lý thuyết độ rộng của cạnh hình lập phương lớn nhất là 0.89d. Gỗ hộp cũng cần phải mang theo một phần cạnh vát hợp lý, nhưng chú ý là không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2.2 Khi sử dụng cưa vòng lớn để xẻ gỗ hộp, nếu xẻ một tấm hoặc một số ít tấm gỗ hộp thì nên sử dụng phương pháp xẻ 4 mặt; khi xẻ từ 3 tấm trở lên thì nên sử dụng phương pháp xẻ 3 mặt để tiến hành.
2.3 Ngoài tạo ra phần gỗ hộp theo kế hoạch định truớc ra, căn cứ vào hình dạng mặt cắt ngang cũng như chất lượng của khúc gỗ, càng cố gắng lợi dụng để sản xuất ra những tấm gỗ hộp nhỏ. bởi vì tiêu chuẩn về gỗ quy định là phần nghiêng thớ và lỗ mọt trên bề mặt của những tấm ván có độ rộng nhỏ là không tính, cũng như phần cạnh vát mà các tấm ván có độ rộng nhỏ mang theo là cũng có giới hạn cho phép nhất định, vì vậy mà những tấm gỗ hộp nhỏ được tạo ra cũng sẽ có đẳng cấp cao hơn một chút, hiệu ích kinh tế cũng sẽ tốt hơn.
2.4 Nguyên tắc xẻ gỗ hộp khi gỗ có khuyết tật như mắt, mục thì về cơ bản cũng tương tự như khi xẻ gỗ ván, cần chú ý nâng cao tỷ lệ các sản phẩm cấp đặc biệt và sản phẩm cấp I.
* Ngoài ra, khi xẻ đối với gỗ hộp hay gỗ ván mang tính đặc thù khác, như gỗ xẻ dùng làm thùng xe tải, gỗ xẻ dùng trong tàu chở hàng của đường sắt, gỗ dùng làm bàn máy, gỗ dùng làm tàu thuyền, gỗ dùng làm dụng cụ âm nhạc,..., chúng đều có những yêu cầu về quy cách và chất lượng rất nghiêm ngặt, do vậy mà cũng phải lựa chọn gỗ tròn một cách nghiêm ngặt, sử dụng những loại gỗ chuyên để sản xuất ra các loại sản phẩm đó hoặc cũng có thể kết hợp trong quá trình sản xuất ra gỗ hộp hoặc gỗ xẻ thông thường khác, cần phải đảm bảo chất lượng cho chúng, từ đó nâng cao được lợi ích về kinh tế.
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ