Để đảm bảo đạt được những chi tiết có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt phù hợp với quy định thiết kế, cần phải thông qua rất nhiều các bước công nghệ để gia công, qua mỗi bước công nghệ gia công lại hình thành nên được một bề mặt mới, giữa công cụ cắt và chi tiết gia công luôn luôn tồn tại một vị trí tương đối chính xác. Quá trình xác định vị trí tương đối giữa công cụ cắt và chi tiết gia công được gọi là quá trình xác định chuẩn gia công. Để làm cho các chi tiết có được vị trí tương đối chính xác ở trên máy so với dao cắt hoặc là vị trí tương đối giữa các chi tiết ở trong sản phẩm, thì cần thiết phải lợi dụng những điểm, đường và mặt để tiến hành định vị, việc sử dụng những điểm, đường và mặt này để tiến hành định vị được gọi là chuẩn gia công.
Căn cứ vào tác dụng khác nhau của các mức chuẩn, có thể phân chúng thành 2 loại lớn đó là: chuẩn thiết kế và chuẩn công nghệ.
(1) Chuẩn thiết kế: khi thiết kế, dùng để xác định được các điểm, đường và mặt của vị trí tương đối giữa các chi tiết với nhau trong sản phẩm, đó được gọi là mức chuẩn thiết kế. Mức chuẩn thiết kế có thể là những điểm, đường hay mặt hình học, cũng có thể là các điểm, đường. mặt thực tế ở trên các chi tiết, tức là một bề mặt thực tế hoặc một cạnh bên thực tế nào đó. Vi dụ, khi thiết kế khung của cánh cửa, có thể dùng đường trục đối xứng hoặc là một cạnh bên của cánh để từ đó xác định được vị trí của cạnh còn lại. đó dược gọi là mức chuẩn thiết kế.
(2) Chuẩn công nghệ: Trong quá trình gia công hoặc lắp ráp, dùng để xác định được vị trí tương đối giữa các điểm, đường hay mặt của các bề mặt trong chi tiết hoặc giữa các chi tiết với nhau trong sản phẩm, đó được gọi là mức chuẩn công nghệ.
Căn cứ vào công dụng khác nhau mà mức chuẩn công nghệ có thể được phân ra thành mức chuẩn định vị. mức chuẩn lắp ráp và mức chuẩn kiểm tra. Khi các chi tiết gia công được định vị trên máy. chúng được dùng để xác định vị trí tương đối của bề mặt gia công với dao cắt và máy, đó được gọi là mức chuẩn định vị.
Căn cứ vào tác dụng khác nhau của các mức chuẩn, có thể phân chúng thành 2 loại lớn đó là: chuẩn thiết kế và chuẩn công nghệ.
(1) Chuẩn thiết kế: khi thiết kế, dùng để xác định được các điểm, đường và mặt của vị trí tương đối giữa các chi tiết với nhau trong sản phẩm, đó được gọi là mức chuẩn thiết kế. Mức chuẩn thiết kế có thể là những điểm, đường hay mặt hình học, cũng có thể là các điểm, đường. mặt thực tế ở trên các chi tiết, tức là một bề mặt thực tế hoặc một cạnh bên thực tế nào đó. Vi dụ, khi thiết kế khung của cánh cửa, có thể dùng đường trục đối xứng hoặc là một cạnh bên của cánh để từ đó xác định được vị trí của cạnh còn lại. đó dược gọi là mức chuẩn thiết kế.
(2) Chuẩn công nghệ: Trong quá trình gia công hoặc lắp ráp, dùng để xác định được vị trí tương đối giữa các điểm, đường hay mặt của các bề mặt trong chi tiết hoặc giữa các chi tiết với nhau trong sản phẩm, đó được gọi là mức chuẩn công nghệ.
Căn cứ vào công dụng khác nhau mà mức chuẩn công nghệ có thể được phân ra thành mức chuẩn định vị. mức chuẩn lắp ráp và mức chuẩn kiểm tra. Khi các chi tiết gia công được định vị trên máy. chúng được dùng để xác định vị trí tương đối của bề mặt gia công với dao cắt và máy, đó được gọi là mức chuẩn định vị.
Ví dụ, khi gia công lỗ mộng trên máy khoan, thì bề mặt tiếp xúc giữa chi tiết gia công với mặt bàn thao tác hay thước dẫn hướng đều được gọi là mức chuẩn định vị ().
Khi gia công, các bề mặt của các chi tiết gia công có những hình thức sau:
1. Dùng một mặt làm chuẩn, gia công với mặt đối diện.
2. Dùng một mặt làm chuẩn, đồng thời gia công với chính mặt đó.
3. Dùng một mặt làm chuẩn, gia công với mặt cạnh nó (mặt liền kề).
4. Dùng hai mặt cạnh nhau làm chuẩn, gia công với hai mặt còn lại.
5. Dùng 3 mặt làm chuẩn.
Trong 5 loại chuẩn định vị trình bày ở trên. Loại đầu tiên cho phép các chi tiết gia công được dịch chuyển, thường dùng trong gia công bào nhẵn đối với các chi tiết. 2 loại cuối cùng chỉ cho phép chi tiết gia công được dịch chuyển theo một hướng nhất định, thường dùng trong bào 4 mặt đối với các chi tiết. Loại thứ 5 chỉ dùng trong dạng gia công mà chi tiết cố định, như khoang lỗ.
Trong quá trình gia công, do mức độ gia công đối với các chi tiết là khác nhau, mức chuẩn định vị cũng có thể được phân ra thành mức chuẩn thô, mức chuẩn tinh và mức chuẩn bổ trợ. Bề mặt có hình dạng tương đối thô, không được thông qua gia công tinh, mà dùng làm tiêu chuẩn thì đó được gọi là mức chuẩn thô. Như khi dùng cưa đĩa để xẻ gỗ, thì tấm ván sẽ lấy một mặt và một cạnh dùng làm chuẩn định vị, thì cạnh và mặt này thuộc loại mức chuẩn thô.
Trong quá trình gia công, chỉ tạm thời dùng để xác định được vị trí gia công của một chi tiết nào đó, được gọi là mức chuẩn bộ trợ. Như trên máy tạo mộng dạng một mặt, để tiến hành gia công đối với phần thân mộng ở hai đầu, thì trong quá trình gia công phải lấy một đầu làm chuẩn, để ước lượng ra độ dài của chi tiết, đó được gọi là mức chuẩn bổ trợ.
Nếu bề mặt đã được gia công đạt đến độ phẳng, nhẵn như yêu cầu mà bề mặt đó được dùng để làm chuẩn, thì được gọi là mức chuẩn tinh. Như ví dụ ở trên, khi tiến hành gia công đối với thân mộng thứ hai, lợi dụng thân mộng thứ nhất đã được gia công tương đối hoàn chỉnh để làm chuẩn, thì đó được gọi là mức chuẩn tinh.
Khi lắp ráp, dùng để xác định vị trí tương đối của các bề mặt giữa các chi tiết với nhau trong sản phẩm, đó được gọi là mức chuẩn lắp ráp; Như trong hình 11-3 là chỉ một khung gỗ được sử dụng các loại mộng bằng, sau đó được lắp ráp lại với nhau tạo thành, phần mặt của thân mộng cũng như khoảng cách giữa hai phần vai mộng, đầu mộng đều có ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của khung gỗ. Do đó, chúng đều là những mức chuẩn của lắp ráp.
Dùng để kiểm tra kích thước cũng như vị trí của các bề mặt đã được gia công, được gọi là mức chuẩn kiểm tra. Kích thước của các chi tiết cũng được tính toán ra từ mức chuẩn kiểm tra.
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ
Khi gia công, các bề mặt của các chi tiết gia công có những hình thức sau:
1. Dùng một mặt làm chuẩn, gia công với mặt đối diện.
2. Dùng một mặt làm chuẩn, đồng thời gia công với chính mặt đó.
3. Dùng một mặt làm chuẩn, gia công với mặt cạnh nó (mặt liền kề).
4. Dùng hai mặt cạnh nhau làm chuẩn, gia công với hai mặt còn lại.
5. Dùng 3 mặt làm chuẩn.
Trong 5 loại chuẩn định vị trình bày ở trên. Loại đầu tiên cho phép các chi tiết gia công được dịch chuyển, thường dùng trong gia công bào nhẵn đối với các chi tiết. 2 loại cuối cùng chỉ cho phép chi tiết gia công được dịch chuyển theo một hướng nhất định, thường dùng trong bào 4 mặt đối với các chi tiết. Loại thứ 5 chỉ dùng trong dạng gia công mà chi tiết cố định, như khoang lỗ.
Trong quá trình gia công, do mức độ gia công đối với các chi tiết là khác nhau, mức chuẩn định vị cũng có thể được phân ra thành mức chuẩn thô, mức chuẩn tinh và mức chuẩn bổ trợ. Bề mặt có hình dạng tương đối thô, không được thông qua gia công tinh, mà dùng làm tiêu chuẩn thì đó được gọi là mức chuẩn thô. Như khi dùng cưa đĩa để xẻ gỗ, thì tấm ván sẽ lấy một mặt và một cạnh dùng làm chuẩn định vị, thì cạnh và mặt này thuộc loại mức chuẩn thô.
Trong quá trình gia công, chỉ tạm thời dùng để xác định được vị trí gia công của một chi tiết nào đó, được gọi là mức chuẩn bộ trợ. Như trên máy tạo mộng dạng một mặt, để tiến hành gia công đối với phần thân mộng ở hai đầu, thì trong quá trình gia công phải lấy một đầu làm chuẩn, để ước lượng ra độ dài của chi tiết, đó được gọi là mức chuẩn bổ trợ.
Nếu bề mặt đã được gia công đạt đến độ phẳng, nhẵn như yêu cầu mà bề mặt đó được dùng để làm chuẩn, thì được gọi là mức chuẩn tinh. Như ví dụ ở trên, khi tiến hành gia công đối với thân mộng thứ hai, lợi dụng thân mộng thứ nhất đã được gia công tương đối hoàn chỉnh để làm chuẩn, thì đó được gọi là mức chuẩn tinh.
Khi lắp ráp, dùng để xác định vị trí tương đối của các bề mặt giữa các chi tiết với nhau trong sản phẩm, đó được gọi là mức chuẩn lắp ráp; Như trong hình 11-3 là chỉ một khung gỗ được sử dụng các loại mộng bằng, sau đó được lắp ráp lại với nhau tạo thành, phần mặt của thân mộng cũng như khoảng cách giữa hai phần vai mộng, đầu mộng đều có ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của khung gỗ. Do đó, chúng đều là những mức chuẩn của lắp ráp.
Dùng để kiểm tra kích thước cũng như vị trí của các bề mặt đã được gia công, được gọi là mức chuẩn kiểm tra. Kích thước của các chi tiết cũng được tính toán ra từ mức chuẩn kiểm tra.
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ