Mức độ xốp gỗ sớm gỗ muộn của gỗ khác nhau, tỷ lệ khe lỗ rỗng khác nhau, cho nên chất phủ và dung dịch keo dán thấm vào gỗ sớm, muộn mức độ cũng khác nhau, tính thấm của gỗ sớm tốt, của gỗ muộn kém. Như độ thấm sâu của chất phủ gỗ sớm của gỗ Shamu từ 6 ~ 20 tế bào, còn với gỗ muộn từ 1 ~ 2 tế bào. Sự thấm khác nhau của chất phủ và dung dịch keo dán, tạo thành màng trang sức hoặc màng keo dày mỏng không đều, ảnh hưỏng sự trong sáng của màng Vecni và độ bám của màng keo. Ngoài ra, khi nhuộm màu gỗ do sự thấm vào không đều mà tạo nên màu sắc của gỗ không đều.
Ngoài chất phủ trong suốt đối với gỗ nền có yêu cầu đặc biệt ra, gỗ dán nền cũng nên cố gắng lựa chọn loại gỗ rẻ tiền mà chất gỗ phải tương đối đều đặn.
Ngoài chất phủ trong suốt đối với gỗ nền có yêu cầu đặc biệt ra, gỗ dán nền cũng nên cố gắng lựa chọn loại gỗ rẻ tiền mà chất gỗ phải tương đối đều đặn.
Gỗ lõi do các tế bào chết tổ thành, trong gian bào chứa đựng nhựa cây. Tanin và các chất lắng đọng sẫm màu, còn đối với gỗ giác thì không hàm chứa những vật chất này, do đó sự thấm của chất phủ. keo dán cũng không như nhau. Hơn nữa, Tanin rất dễ bị hòa tan trong nước và phản ứng với sắt, Crom làm nên sự biến màu trong gỗ. Có một số loại gỗ như Ju mu. Hona mu. You mu khi thấm nhựa không bão hoà thì sự đóng rắn luôn bị chậm lại hoặc thậm chí không đóng rắn, điều này chủ yếu do trong gỗ có hàm chứa nhóm vật chất Phenol có tác dụng ức chế hoặc ngăn cách sự tụ hợp. Khi gặp trường hợp này, trước tiên phái dùng các chất phủ khác xử lý phong bế sau đó mới dùng nhựa chưa bão hoà.
Vân thớ gỗ chủ yếu do vòng năm, tia gỗ hình thành nên. do đó trên các mặt cắt khác nhau chúng đều có biểu hiện khác nhau. Mặt cắt tiếp tuyến của gỗ thường có vân thớ dạng hình núi. còn mặt xuyên tâm là vân thớ đường thẳng, do đó bóc ván mỏng thường có dạng vân thớ hình sóng, hình mây. hình xoáy còn đối với lạng ván mỏng thường là vân thớ thẳng. Để thu được ván mỏng trang sức có giá trị cao. cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng loại gỗ để quyết định dùng phương pháp bóc hay lạng đế sản xuất ván mỏng.
Ví như mặt tiếp tuyến của gỗ Ju mu. Hua xu liao, Long não, Sang mu có vân thớ hình xoáy còn với gỗ Xuan lina, Li mu mặt cắt xuyên tâm có dạng vân thớ hình phiến hoặc dải lấp lánh ánh bạc do tia gỗ tạo nên, rõ ràng loại trước nên dùng phương pháp bóc còn loại sau nên dùng phương pháp lạng để được ván mỏng trang sức.
Các loại gỗ do độ to nhỏ của tế bào lỗ mạch, quản bào khác nhau mà tạo nên độ thô, mịn của chất gỗ. Thông thường gỗ dán mà chất 20 tương đối mịn thì khi xử lý in trực tiếp hay trang sức phủ lên gỗ nền đều tương đối đơn giản, còn với chất gỗ tương đối thô thì phải thêm vài lần điền đầv lấp lỗ. đánh lót.
Các loại gỗ do độ to nhỏ của tế bào lỗ mạch, quản bào khác nhau mà tạo nên độ thô, mịn của chất gỗ. Thông thường gỗ dán mà chất 20 tương đối mịn thì khi xử lý in trực tiếp hay trang sức phủ lên gỗ nền đều tương đối đơn giản, còn với chất gỗ tương đối thô thì phải thêm vài lần điền đầv lấp lỗ. đánh lót.
Nguồn : Sách Trang Sức Bề Mặt Ván Nhân Tạo