Không ít người cho rằng : Nếu bề mặt ván nhân tạo cần phải tiến hành trang sức, vậy thì chất lượng ván nhân tạo gỗ nền có thể kém một chút, bởi vì mặt ngoài còn có một lớp trang sức che phủ. Trên thực tế, cách nhìn nhận này là sai lầm, bởi vì vật liệu trang sức cho dù là ván mỏng, giấy hay là nhựa chúng đều chỉ là một lớp rất mỏng, rất nhiều khuyết tật của gỗ nền ví như bề mặt không bằng phẳng, nứt vỡ đều sẽ thể hiện ngay trên lớp trang sức tạo nên khuyết tật bề mặt. Cho nên vì để đảm bảo hiệu quả và chất lượng trang sức mà phải chọn lựa gỗ nền nghiêm túc, đồng thời chỉ ra yêu cầu nhất định với gỗ nền.
Thông thường gỗ nền để xử lý trang sức bề mặt cần phải phù hợp với yêu cầu dưới đây :
Thông thường gỗ nền để xử lý trang sức bề mặt cần phải phù hợp với yêu cầu dưới đây :
1. Cần phải có tính năng chịu nước và cường độ nhất định gỗ nền ván dán phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về gỗ dán loại I, II.
2. Yêu cầu độ ẩm đồng đều, gỗ dán sợi ép ướt phải qua xử lý đẳng ẩm, thông thường độ ẩm của gỗ nền điều chỉnh đến 8 -> 10%.
3. Độ dày của gỗ phải đồng đều. Thông thường sự sai lệch độ dày của ván nhân tạo tương đối lớn, nên nhất định phải qua mài nhẵn, điều chỉnh độ dày, làm cho sự sai lệch không vượt quá +-0.2mm.
4. Bề mặt phẳng nhẵn, chất gỗ đồng đều. Gỗ nền ván dán không được long mắt, nứt vỡ, vết hằn và lỗ; yêu cầu bề mặt của ván dăm cấu thành bởi dăm nhỏ mịn. Bất kể loại ván nhân tạo nào, khi tiến hành điều chỉnh độ dày vẫn cần phải tiến hành mài tinh đánh bóng, thông thường băng nhám có độ hạt từ 100* -> 200*, nhằm đảm bảo bề mặt phẳng nhẵn.
5. Kết cấu gỗ nền nên hợp lý, đối xứng ; Yêu cầu kết cấu gỗ nền ván dán phải đối xứng, ván mỏng lớp mặt dày ít nhất 0.8mm, ván mỏng lớp giữa tốt nhất là tấm ván liền hoàn chỉnh, không chồng mí hở kẽ; Với ván dăm tốt nhất là ván dăm 3 lớp hoặc tiệm biến; Với ván sợi tốt nhất là dùng ván kết cấu đối xứng nhẵn hai mặt.
6. Yêu cầu gỗ nền phải hoàn chỉnh không được cong vênh, nhằm tránh ảnh hưởng tính cơ giới hóa và liên tục hóa trong sản xuất.
Nguồn : Sách Trang Sức Bề mặt Ván Nhân Tạo
2. Yêu cầu độ ẩm đồng đều, gỗ dán sợi ép ướt phải qua xử lý đẳng ẩm, thông thường độ ẩm của gỗ nền điều chỉnh đến 8 -> 10%.
3. Độ dày của gỗ phải đồng đều. Thông thường sự sai lệch độ dày của ván nhân tạo tương đối lớn, nên nhất định phải qua mài nhẵn, điều chỉnh độ dày, làm cho sự sai lệch không vượt quá +-0.2mm.
4. Bề mặt phẳng nhẵn, chất gỗ đồng đều. Gỗ nền ván dán không được long mắt, nứt vỡ, vết hằn và lỗ; yêu cầu bề mặt của ván dăm cấu thành bởi dăm nhỏ mịn. Bất kể loại ván nhân tạo nào, khi tiến hành điều chỉnh độ dày vẫn cần phải tiến hành mài tinh đánh bóng, thông thường băng nhám có độ hạt từ 100* -> 200*, nhằm đảm bảo bề mặt phẳng nhẵn.
5. Kết cấu gỗ nền nên hợp lý, đối xứng ; Yêu cầu kết cấu gỗ nền ván dán phải đối xứng, ván mỏng lớp mặt dày ít nhất 0.8mm, ván mỏng lớp giữa tốt nhất là tấm ván liền hoàn chỉnh, không chồng mí hở kẽ; Với ván dăm tốt nhất là ván dăm 3 lớp hoặc tiệm biến; Với ván sợi tốt nhất là dùng ván kết cấu đối xứng nhẵn hai mặt.
6. Yêu cầu gỗ nền phải hoàn chỉnh không được cong vênh, nhằm tránh ảnh hưởng tính cơ giới hóa và liên tục hóa trong sản xuất.
Nguồn : Sách Trang Sức Bề mặt Ván Nhân Tạo