1- Gỗ cao su có màu vàng nhạt, giác lõi không phân biệt, vòng sinh trưởng
rõ ràng dứt khoát, nhu mô chiếm tỉ lệ lớn với hình thức phân bố" chủ
yếu là dãy băng và xếp dọc thành tầng, gỗ có cấu tạo mạch dây xuyên tâm
sự xuất hiện lỗ mạch với mật độ dày, đường kính lớn. Tia gỗ có tia dị
bào, bề rộng tia từ 2 đến 3 hàng tế bào, chiều cao tia biến động 15 đến
20 hàng tế bào, đôi khi xuất hiện tinh thể hình quả trám ở tế bào đứng.
2- Độ ẩm gỗ cao su mới chặt hạ nằm trong khoảng từ 70% đến 80% và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các cấp tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn. Khôi lượng thể tích cơ bản gỗ cao su 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là 1,66. Gỗ cao su có ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2 và ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2. Dễ gia công chế biến, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu.
3-Cây cao su là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt với điều kiện lập địa và khí hậu ở Việt Nam. Trữ lượng gỗ cao su sau trích nhựa (m3/ha) ở tuổi 35 với lượng gỗ thương phẩm trên một ha là lớn nhất.
4-Gỗ cao su với các đặc điểm cấu tạo như bạch vè, u bướu, vết trích nhựa, và nhất là số lượng mắt trên một mét chiều dài là rất nhiều từ 4 đến 10 mắt. Gỗ cao su chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm là hợp lý nhất.
5- Gỗ cao su dễ bị nấm mốc và mọt phá hoại. Do vậy, cần tiến hành bảo quản ngay sau khi chặt hạ. Tẩm theo phương pháp tẩm nhúng với các thông số tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 11 giờ độ thấm sâu đạt được 7,15 mm. Phương pháp tẩm đun nóng ngâm lạnh với các thông số’ tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 4 giờ 40 phút độ thấm sâu đạt được 10,25 mm.
6- Quá trình sấy ở giai đoạn đầu nên duy trì nhiệt độ ở mức 60°c và ∆T nhỏ hơn 5. Khi độ ẩm của gỗ sấy xuống nhỏ hơn 30%, cần tiếp tục tăng nhiệt độ lớn hơn hay bằng 80°c. Tùy thuộc vào chiều dày ván có thể tăng ∆T đạt đến 33. Nhiệt độ này duy trì đến khi gỗ đạt đến độ ẩm mong muốn, cần phải xử lý cuối cùng nhằm cân bằng ứng suất trong gỗ sấy.
7- Cường độ dán dính trong sản xuất gỗ ghép thanh chủ yếu phụ thuộc vào lượng keo tráng và áp suất ép cũng như thời gian ép. Các thông số tối ưu cho sản xuất ván ghép thanh như: lượng keo dùng là 200 g/m2, áp suất ép là 5,2 kg/cm2, thời gian ép là 45 phút. Chỉ số tối ưu: lực dán dính lớn nhất 133,4 kg/cm2. (tìm hiểu thêm về gỗ ghép cao su)
8- Công nghệ sản xuất ván dăm từ cành ngọn và bìa bắp gỗ cao su, hoàn toàn như sản xuất ván dăm thông thường. Loại ván dăm này có các tính chất tương đương với ván dăm Việt Trì. Các thông số tối Ưu cho sản xuất ván dăm như: lượng keo dùng 10,5%; nhiệt độ ép 155°c và thời gian ép là 22,7 phút. Các chỉ số tối ưu: độ dãn nở dày 9,2 % và ứng suất uốn tĩnh 163 kg/ cm2.
2- Độ ẩm gỗ cao su mới chặt hạ nằm trong khoảng từ 70% đến 80% và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các cấp tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn. Khôi lượng thể tích cơ bản gỗ cao su 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là 1,66. Gỗ cao su có ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2 và ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2. Dễ gia công chế biến, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu.
3-Cây cao su là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt với điều kiện lập địa và khí hậu ở Việt Nam. Trữ lượng gỗ cao su sau trích nhựa (m3/ha) ở tuổi 35 với lượng gỗ thương phẩm trên một ha là lớn nhất.
4-Gỗ cao su với các đặc điểm cấu tạo như bạch vè, u bướu, vết trích nhựa, và nhất là số lượng mắt trên một mét chiều dài là rất nhiều từ 4 đến 10 mắt. Gỗ cao su chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm là hợp lý nhất.
5- Gỗ cao su dễ bị nấm mốc và mọt phá hoại. Do vậy, cần tiến hành bảo quản ngay sau khi chặt hạ. Tẩm theo phương pháp tẩm nhúng với các thông số tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 11 giờ độ thấm sâu đạt được 7,15 mm. Phương pháp tẩm đun nóng ngâm lạnh với các thông số’ tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 4 giờ 40 phút độ thấm sâu đạt được 10,25 mm.
6- Quá trình sấy ở giai đoạn đầu nên duy trì nhiệt độ ở mức 60°c và ∆T nhỏ hơn 5. Khi độ ẩm của gỗ sấy xuống nhỏ hơn 30%, cần tiếp tục tăng nhiệt độ lớn hơn hay bằng 80°c. Tùy thuộc vào chiều dày ván có thể tăng ∆T đạt đến 33. Nhiệt độ này duy trì đến khi gỗ đạt đến độ ẩm mong muốn, cần phải xử lý cuối cùng nhằm cân bằng ứng suất trong gỗ sấy.
7- Cường độ dán dính trong sản xuất gỗ ghép thanh chủ yếu phụ thuộc vào lượng keo tráng và áp suất ép cũng như thời gian ép. Các thông số tối ưu cho sản xuất ván ghép thanh như: lượng keo dùng là 200 g/m2, áp suất ép là 5,2 kg/cm2, thời gian ép là 45 phút. Chỉ số tối ưu: lực dán dính lớn nhất 133,4 kg/cm2. (tìm hiểu thêm về gỗ ghép cao su)
8- Công nghệ sản xuất ván dăm từ cành ngọn và bìa bắp gỗ cao su, hoàn toàn như sản xuất ván dăm thông thường. Loại ván dăm này có các tính chất tương đương với ván dăm Việt Trì. Các thông số tối Ưu cho sản xuất ván dăm như: lượng keo dùng 10,5%; nhiệt độ ép 155°c và thời gian ép là 22,7 phút. Các chỉ số tối ưu: độ dãn nở dày 9,2 % và ứng suất uốn tĩnh 163 kg/ cm2.
Nguồn : Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ chế biến gỗ cao su sau khi trích nhựa