Sấy gỗ là chỉ quá trình mà dưới tác dụng của nhiệt độ, làm cho nước (ẩm) ở trong gỗ hóa hơi và được loại bỏ. Quá trình nước bay hơi được phát sinh khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí thấp hơn áp suất của hơi bão hòa ở nhiệt độ đó, thông thường hơi nước trong không khí ẩm đều là hơi không bão hòa, do đó mà ờ bất kỳ nhiệt độ nào thì đều phát sinh quá trình bay hơi nước. Gỗ xẻ được tạo ra từ những cây gỗ tròn tươi, chúng còn chứa một lượng ẩm rất lớn, thông thường lượng ẩm này đều có xu hướng bay hơi khỏi bề mặt của tấm ván, do vậy theo thời gian mà những tấm ván này luôn luôn trong trạng thái được sấy khô. Ở điều kiện áp suất thường mà gỗ được gia nhiệt đến nhiệt độ lớn hơn 100°c, thì sẽ làm cho phần nước ở trong gỗ phát sinh hiện tượng sôi và bay hơi. sấy gỗ là chỉ một quá trình sấy mà được con người tổ chức, điều khiển theo một tiêu chuẩn nhất định, hoặc là quá trình sấy tự nhiên nhờ vào những điều kiện của khí hậu.
Đối tượng nghiên cứu của công nghệ sấy gỗ chủ yếu là phần gỗ thực (Solid Wood), tức là: sấy đối với gỗ xẻ; nghiên cứu về môi trường sấv; đặc tính của quá trình sấy gỗ và quy luật truyền ẩm, truyền nhiệt trong quá trình sấy; nghiên cứu về thiết bị, công nghệ cũng như thiết kế đối với lò sấy gỗ. Do vậy, công nghệ sấy gỗ là một môn khoa học ứng dụng tổng hợp của các môn như Khoa học gỗ, Công nghệ nhiệt học, Cơ giới, Kiến trúc,..., nó là một phần quan trọng trong lĩnh vực về khoa học công nghệ chế biến gỗ.
Đối tượng nghiên cứu của công nghệ sấy gỗ chủ yếu là phần gỗ thực (Solid Wood), tức là: sấy đối với gỗ xẻ; nghiên cứu về môi trường sấv; đặc tính của quá trình sấy gỗ và quy luật truyền ẩm, truyền nhiệt trong quá trình sấy; nghiên cứu về thiết bị, công nghệ cũng như thiết kế đối với lò sấy gỗ. Do vậy, công nghệ sấy gỗ là một môn khoa học ứng dụng tổng hợp của các môn như Khoa học gỗ, Công nghệ nhiệt học, Cơ giới, Kiến trúc,..., nó là một phần quan trọng trong lĩnh vực về khoa học công nghệ chế biến gỗ.
* Mục đích của sấy gỗ và ý nghĩa trong nền kinh tế quốc dân Mục đích cùa sấv gỗ bao gồm 4 mặt chủ yếu sau:
(1) Phòng chống mục và sâu hại cho gỗ.
Khi độ ẩm của gỗ nhỏ hơn 20%, hoặc khi gỗ được dự trữ ở trong nước, thì có thể tránh được sự nguy hại từ mục, mọt hoặc biến màu đối với gỗ. Ví dụ, gỗ Thông đuôi ngựa là loại gỗ được phân bố rất rộng rãi ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc, gỗ có khối lượng thể tích và cường độ ở mức trung bình, thích hợp sử dụng trong kiến trúc, làm thùng xe, hoặc đồ gia dụng,..., loại gỗ này rất dễ bị mục hoặc biến màu, thế nhưng nếu sấy cho độ ẩm của nó đạt nhỏ hơn 20%, thì có thể đảm bảo được tốt chất lượng của gỗ trong quá trình sử dụng.
(2) Phòng hiện tượng cong vênh và nứt gỗ.
Đem gỗ sấy đạt đến độ ẩm thích hợp với môi trường sử dụng, có thể tránh được sự co rút và dãn nở của gỗ, từ đó tránh được hiện tượng cong vênh hay nứt gỗ. Ví dụ như khu vực Đông bắc của Trung Quốc, độ ẩm thăng bằng của gỗ chỉ đạt khoảng 10%, do đó mà gỗ cần phải được sấy đến độ ẩm tương ứng là từ 7-9%. Còn những khu vực ven biển ở phía Đông nam, do khí hậu nóng ẩm, nên khi sấy gỗ cũng cần sấy đến độ ẩm khoảng 12- 13%. Ờ khu vực Đông bắc, với những sản phẩm gỗ để xuất khẩu sang bắc Mỹ, thì cũng cần sấy đến độ ẩm cuối cùng khoảng 6-8%.
(3) Nâng cao cường độ lực học, cải thiện tính chất vật lý cho gỗ.
(1) Phòng chống mục và sâu hại cho gỗ.
Khi độ ẩm của gỗ nhỏ hơn 20%, hoặc khi gỗ được dự trữ ở trong nước, thì có thể tránh được sự nguy hại từ mục, mọt hoặc biến màu đối với gỗ. Ví dụ, gỗ Thông đuôi ngựa là loại gỗ được phân bố rất rộng rãi ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc, gỗ có khối lượng thể tích và cường độ ở mức trung bình, thích hợp sử dụng trong kiến trúc, làm thùng xe, hoặc đồ gia dụng,..., loại gỗ này rất dễ bị mục hoặc biến màu, thế nhưng nếu sấy cho độ ẩm của nó đạt nhỏ hơn 20%, thì có thể đảm bảo được tốt chất lượng của gỗ trong quá trình sử dụng.
(2) Phòng hiện tượng cong vênh và nứt gỗ.
Đem gỗ sấy đạt đến độ ẩm thích hợp với môi trường sử dụng, có thể tránh được sự co rút và dãn nở của gỗ, từ đó tránh được hiện tượng cong vênh hay nứt gỗ. Ví dụ như khu vực Đông bắc của Trung Quốc, độ ẩm thăng bằng của gỗ chỉ đạt khoảng 10%, do đó mà gỗ cần phải được sấy đến độ ẩm tương ứng là từ 7-9%. Còn những khu vực ven biển ở phía Đông nam, do khí hậu nóng ẩm, nên khi sấy gỗ cũng cần sấy đến độ ẩm khoảng 12- 13%. Ờ khu vực Đông bắc, với những sản phẩm gỗ để xuất khẩu sang bắc Mỹ, thì cũng cần sấy đến độ ẩm cuối cùng khoảng 6-8%.
(3) Nâng cao cường độ lực học, cải thiện tính chất vật lý cho gỗ.
Khi độ ẩm thấp hơn độ ẩm bão hoà thớ gỗ, thì cường độ lực học của gỗ sẽ tuỳ theo sự giảm xuống của độ ẩm mà nó tăng lên. Ngoài ra, độ ẩm thấp có thể cải thiện được những tính chất vật lý của gỗ, nâng cao được chất lượng dán dính cho gỗ, các vân thớ của gỗ, độ chiết quang hay tính cách điện của gỗ cũng được thể hiện rõ.
(4) Làm giảm khối lượng của gỗ.
Gỗ sau khi qua sấy, khối lượng có thể giảm xuống được khoảng 30-50%. Ví như ở những lâm phần khai thác gỗ, gỗ cây được đưa vào xưởng xẻ, sau đó các ván xẻ tạo ra được tiến hành sấy đạt đến độ ẩm thích hợp cho vận chuyển (20%), rồi sau đó mới vận chuyển đi, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho chi phí vận chuyển. Đồng thời lại có thể phòng tránh được những tác hại của nấm mốc và sâu hại trong quá trình trung chuyển gỗ, đảm bảo được chất lượng cho gỗ.
Tóm lại, sấy gỗ cũng là một biện pháp kỹ thuật cần thiết để lợi dụng và tiết kiệm gỗ, nó là một công đoạn quan trọng trong công nghệ chế biến gỗ. Những ngành nghề liên quan đến sấy gỗ có rất nhiều, như: sản xuất đồ gia dụng, trang trí nội thất, kiến trúc, sản xuất thùng xe, đóng tàu thuyền, máy dệt, dụng cụ âm nhạc, sản xuất đồ quân dụng, cơ giới, sàn xuất các đồ dùng thể thao, đồ chơi,..., về cơ bản hầu hết gỗ được sử dụng cho các ngành nghề đều cần phải tiến hành sấy. Sấy gỗ sẽ đảm bảo cho quá trình sử dụng hợp lý và tiết kiệm đối với nguồn tài nguyên rừng có hạn của Trung Quốc hiện nay, góp phần đảm bảo cân bằng về sinh thái, có ý nghĩa rất lớn cho nền kinh tế quốc dân cũng như công cuộc hiện đại hoá đất nước.
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ
(4) Làm giảm khối lượng của gỗ.
Gỗ sau khi qua sấy, khối lượng có thể giảm xuống được khoảng 30-50%. Ví như ở những lâm phần khai thác gỗ, gỗ cây được đưa vào xưởng xẻ, sau đó các ván xẻ tạo ra được tiến hành sấy đạt đến độ ẩm thích hợp cho vận chuyển (20%), rồi sau đó mới vận chuyển đi, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho chi phí vận chuyển. Đồng thời lại có thể phòng tránh được những tác hại của nấm mốc và sâu hại trong quá trình trung chuyển gỗ, đảm bảo được chất lượng cho gỗ.
Tóm lại, sấy gỗ cũng là một biện pháp kỹ thuật cần thiết để lợi dụng và tiết kiệm gỗ, nó là một công đoạn quan trọng trong công nghệ chế biến gỗ. Những ngành nghề liên quan đến sấy gỗ có rất nhiều, như: sản xuất đồ gia dụng, trang trí nội thất, kiến trúc, sản xuất thùng xe, đóng tàu thuyền, máy dệt, dụng cụ âm nhạc, sản xuất đồ quân dụng, cơ giới, sàn xuất các đồ dùng thể thao, đồ chơi,..., về cơ bản hầu hết gỗ được sử dụng cho các ngành nghề đều cần phải tiến hành sấy. Sấy gỗ sẽ đảm bảo cho quá trình sử dụng hợp lý và tiết kiệm đối với nguồn tài nguyên rừng có hạn của Trung Quốc hiện nay, góp phần đảm bảo cân bằng về sinh thái, có ý nghĩa rất lớn cho nền kinh tế quốc dân cũng như công cuộc hiện đại hoá đất nước.
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ