Để diệt trừ loài mối nhà (Coptotermes formosanus Shir) thì phương pháp diệt mối "lây nhiễm" (còn gọi là phương pháp diệt mối tận gốc) đã được áp dụng rộng rãi ở nước ta và đạt hiệu quả cao. Cơ sở khoa học của quá trình diệt mối theo phương pháp "lây nhiễm" như sau :
Lợi dụng đặc điểm sinh học của mối, mối lính và mối thợ đi kiếm ăn ngoài tổ,nếu tổ trưởng thành sẽ có hàng triệu cá thể mối xuất hiện tập trung ở nơi có thức ăn hoặc trong các hộp nhử mối. Khi các cá thể mối này bị phun chế phẩm diệt lây nhiễm , mối thợ sẽ rút chạy về tổ mới chết, số mối khỏe còn lại của tổ không bị dính thuốc theo tập quán sẽ tha xác mối chết đến một nơi trong tổ , những con mối này bị chết nhanh hơn do vị độc. Từ tổ mối phát "tín hiệu" thu quânđến những nơi không bị phun chế phẩm, lượng mối thợ ở những nơi này rút về tổ cành nhiều thì lượng xác mối càng lớn . Sau khi phun chế phẩm vài ngày , xác mối chết trong tổ bị phân hủy do nấm hoại sinh , lúc này nhiệt độ và ẩm độ trong tổ mối tăng lên đột ngột, sợi nấm sẽ phát triển bao trùm , bịt kín các đường đi lại trong tổ . Kết quả toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt hoàn toàn dưới tác động tổng hợp giữa tính độc của chế phẩm diệt mối và sự mất cân bằng sinh thái trong tổ mối sau khi bị phun chế phẩm.
Quy diệt mối theo phương pháp "lây nhiễm" gồm các bước chủ yếu sau :
- Điều tra phát hiện mối trong công trình
- Đặt mồi nhử ở các vị trí thích hợp
- Khi mối vào ăn mồi nhử để nguyên như vậy trong khoảng thời gian 2-3 tuần lễ.
- Phun chế phẩm hóa học hoặc sinh học có tác dụng diệt mối lây nhiễm lên mình các con mối, sau khi phun để hộp lại nguyên vị trí cũ, 2-3 ngày sau đó dọn sạch đem hủy hộp mối.
- Sau khi phun chế phẩm 2-3 tuần thì tiến hành kiểm tra lại toàn bộ công trình, nếu thấy chỗ nào còn con mối đang hoạt động thì đặt mồi nhử tiếp.
Mồi nhử :
Có thể làm bằng gỗ thông trắng hoặc các loại gỗ mối thích ăn, xẻ hoặc chẻ gỗ thành các thanh mỏng có chiều dày trên dưới 10mm, rộng 100 - 150mm dài 250-300mm hoặc tùy theo vật liệu có mà làm các kích thước rộng hẹp khác nhau. Gỗ hoặc vật liệu làm mồi xếp sít nhau theo chiều đứng trong hộp có nắp kin.
Hộp có thể làm bằng giấy cattông, bìa cứng ... hoặc đào các hố đặt mồi xuống rồi đậy kín. Ngoài gỗ còn có thể dùng bã mía, giấy báo, bìa giấy ... làm mồi nhử.
Các hộp mồi có thể được đặt với mật độ tùy thuộc vào tình hình phá hoại của mối, nếu nhiều điểm có mối phá hoại thì khoản 10 - 15 m2 mặt bằng đặt 1-2 hộp nếu ít mối phá hoại thì khoản 20 m2 mặt bằng đặt 1 hộp. Tùy tình hình cụ thể mà quyết định đặt nhiều hay ít.
Chế phẩm diệt mối lây nhiễm :
Chế phẩm diệt mối lây nhiễm có nhiều loại :
- Chế phẩm phẩm có nguồn gốc hóa học đã được nghiên mới đây không chứa các kim loại nặng như Tm67 và Dm90.
- Chế phẩm có nguồn gốc sinh học DIMEZ, được sản xuất từ chủng vi nấm Metarhizium có khả năng gây bệnh cho mối.
Chế phẩm diệt mối lây nhiễm hóa học hay sinh học đều sử dụng ở dạng bột khô và tơi. Khi phun phải làm sao cho chế phẩm phủ đều để càng nhiều con mối bị dính thuốc càng tốt. Phải phun với lượng vừa đủ để mối không chết ngay tại nơi phun và đủ sức quay về tổ.
(Nguồn : Sách Bảo Quản Lâm Sản Trường Đại Học Lâm Nghiệp)
Lợi dụng đặc điểm sinh học của mối, mối lính và mối thợ đi kiếm ăn ngoài tổ,nếu tổ trưởng thành sẽ có hàng triệu cá thể mối xuất hiện tập trung ở nơi có thức ăn hoặc trong các hộp nhử mối. Khi các cá thể mối này bị phun chế phẩm diệt lây nhiễm , mối thợ sẽ rút chạy về tổ mới chết, số mối khỏe còn lại của tổ không bị dính thuốc theo tập quán sẽ tha xác mối chết đến một nơi trong tổ , những con mối này bị chết nhanh hơn do vị độc. Từ tổ mối phát "tín hiệu" thu quânđến những nơi không bị phun chế phẩm, lượng mối thợ ở những nơi này rút về tổ cành nhiều thì lượng xác mối càng lớn . Sau khi phun chế phẩm vài ngày , xác mối chết trong tổ bị phân hủy do nấm hoại sinh , lúc này nhiệt độ và ẩm độ trong tổ mối tăng lên đột ngột, sợi nấm sẽ phát triển bao trùm , bịt kín các đường đi lại trong tổ . Kết quả toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt hoàn toàn dưới tác động tổng hợp giữa tính độc của chế phẩm diệt mối và sự mất cân bằng sinh thái trong tổ mối sau khi bị phun chế phẩm.
Quy diệt mối theo phương pháp "lây nhiễm" gồm các bước chủ yếu sau :
- Điều tra phát hiện mối trong công trình
- Đặt mồi nhử ở các vị trí thích hợp
- Khi mối vào ăn mồi nhử để nguyên như vậy trong khoảng thời gian 2-3 tuần lễ.
- Phun chế phẩm hóa học hoặc sinh học có tác dụng diệt mối lây nhiễm lên mình các con mối, sau khi phun để hộp lại nguyên vị trí cũ, 2-3 ngày sau đó dọn sạch đem hủy hộp mối.
- Sau khi phun chế phẩm 2-3 tuần thì tiến hành kiểm tra lại toàn bộ công trình, nếu thấy chỗ nào còn con mối đang hoạt động thì đặt mồi nhử tiếp.
Mồi nhử :
Có thể làm bằng gỗ thông trắng hoặc các loại gỗ mối thích ăn, xẻ hoặc chẻ gỗ thành các thanh mỏng có chiều dày trên dưới 10mm, rộng 100 - 150mm dài 250-300mm hoặc tùy theo vật liệu có mà làm các kích thước rộng hẹp khác nhau. Gỗ hoặc vật liệu làm mồi xếp sít nhau theo chiều đứng trong hộp có nắp kin.
Hộp có thể làm bằng giấy cattông, bìa cứng ... hoặc đào các hố đặt mồi xuống rồi đậy kín. Ngoài gỗ còn có thể dùng bã mía, giấy báo, bìa giấy ... làm mồi nhử.
Các hộp mồi có thể được đặt với mật độ tùy thuộc vào tình hình phá hoại của mối, nếu nhiều điểm có mối phá hoại thì khoản 10 - 15 m2 mặt bằng đặt 1-2 hộp nếu ít mối phá hoại thì khoản 20 m2 mặt bằng đặt 1 hộp. Tùy tình hình cụ thể mà quyết định đặt nhiều hay ít.
Chế phẩm diệt mối lây nhiễm :
Chế phẩm diệt mối lây nhiễm có nhiều loại :
- Chế phẩm phẩm có nguồn gốc hóa học đã được nghiên mới đây không chứa các kim loại nặng như Tm67 và Dm90.
- Chế phẩm có nguồn gốc sinh học DIMEZ, được sản xuất từ chủng vi nấm Metarhizium có khả năng gây bệnh cho mối.
Chế phẩm diệt mối lây nhiễm hóa học hay sinh học đều sử dụng ở dạng bột khô và tơi. Khi phun phải làm sao cho chế phẩm phủ đều để càng nhiều con mối bị dính thuốc càng tốt. Phải phun với lượng vừa đủ để mối không chết ngay tại nơi phun và đủ sức quay về tổ.
(Nguồn : Sách Bảo Quản Lâm Sản Trường Đại Học Lâm Nghiệp)