Hầu hết các loại gỗ nếu để ngoài trời đều bị nấm mục xâm nhập và gây hại. Sự xâm nhiễm của nấm mục có thể xảy ra khi gỗ còn ở dạng gỗ tròn, gỗ xúc, gỗ xẻ xếp đống để hong phơi hoặc lưu giữ trong kho và các sản phẩm gỗ đang trong quá trình sử dụng. Nấm mục ban đầu xâm nhiễm vào gỗ tại các điểm nhỏ trên bề mặt gỗ, tốc độ phát triển và phân hủy gỗ sẽ phụ thuộc vào các điều kiện phù hợp với từng loài nấm.
Với các đối tượng gỗ sử dụng làm cột cọc, hàng rào, gỗ trụ mỏ, tà vẹt và các hình thức sử dụng gỗ tiếp xúc trực tiếp với nền đất thường bị nấm mục gây hại. Lượng gỗ tổn thất do nấm mục gây ra là rất lớn, bởi trong những điều kiện sử dụng như vậy rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mục. Đối với gỗ dùng trong công trình xây dựng, phần gỗ tiếp xúc với nền đất bị nấm mục phân hủy có thể chỉ chiếm một phần nhỏ, song nếu phải loại bỏ phần gỗ mục đi thì toàn bộ kết cấu đó có kích thước không phù hợp với nục đích sử dụng.
Khi gặp các điều kiện thuận lợi, nấm mục xâm nhập và phát triển trên bề mặt gỗ hoặc tại các vết nứt trên gỗ. Sợi nấm sẽ phát triển thành hệ sợi, có dạng hình quạt, màu trắng hoặc nâu có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hệ sợi nấm giữ vai trò như hệ thống rễ của cây. Trong giai đoạn đầu, sợi nấm phát triển sâu vào trong gỗ theo các hướng khác nhau, thường sợi nấm đi từ tế bào này qua tế bào khác bằng cách qua các lỗ do chính sợi nấm tạo ra khi tiếp xúc với vách tế bào gỗ. Các công trình nghiên cứu đã cho biết nấm có khả năng tiết ra enzim làm thủng vách tế bào mà không cần có áp lực cơ học nào. Trong quá trình sợi nấm xâm nhập vào gỗ, không có sự phân hủy gỗ, do đó chưa làm thay đổi các tính chất của gỗ. Gia đoạn tiếp theo, gỗ chớm bị mục, màu sắc của gỗ sẽ bị thay đổi nhưng rất khó nhận biết và rất dễ bị lẫn với trường hợp gỗ bị biến màu do phản ứng của một số hợp chất hóa học trong gỗ gây ra. Hơn nữa, sự biến màu này thường xuất hiện trên bề mặt gỗ còn tươi hơn là đối với gỗ đã khô. Theo thời gian sự biến màu trên bề mặt gỗ ngày càng rõ hơn, vách tế bào gỗ bắt đầu bị phân hủy, gỗ có sự thay đổi đáng kể về màu sắc, cấu trúc và độ bền cơ học. Gia đoạn cuối cùng, gỗ có thể trở nên mục, mềm, xốp, xơ ra, nứt theo vòng năm, rỗng hoặc dễ bở vụn, phụ thuộc vào cách thức phá hoại của mỗi loài nấm.
Gỗ bị mục nát còn có thể là hậu quả của quá trình phá hoại kế tiếp nhau của các loại nấm mục. Các loại nấm có sức phá hoại yếu thường xâm nhập trước vào đối tượng gỗ còn tương đối ẩm. Các loại nấm này một mặt sử dụng các chất chứa trong tế bào, một mặt phá vách tế bào nhưng ở mức độ yếu. Chúng không có khả năng phá hại hoàn toàn vách tế bào gỗ, do vậy trong gỗ ngoài sự biến màu còn có hiện tượng mục nhẹ. Tiếp theo khi độ ẩm gỗ giảm nhiều, trong tế bào gỗ có nhiều khoảng trống do nước bốc hơi và không khí thay thế, do vậy lượng oxy trong gỗ càng lớn, thuận lợi cho các loại nấm mục có khả năng phá hại mạnh xenlulo và linhin, làm mất hoàn toàn ứng lực cơ học của gỗ và tre nứa.
Với nấm mục, nguồn thức ăn chính cho nhu cầu dinh dưỡng của chúng là chất gỗ (vách tế bào), tuy nhiên các thành phần khác như tinh bột, đường và các chất chứa trong ruột tế bào cũng được nấm chuyển hóa thành thức ăn. Với bản chất tự nhiên, xenlulo và linhin cấu tạo nên vách tế bào gỗ là những phức chất không phù hợp cho nấm hấp thụ. Song do hệ sợi của nấm mục có khả năng tiết ra các enzim làm bẻ gãy vách tế bào thành các hợp chất dinh dưỡng đơn giản, phù hợp cho sự hấp thụ của nấm. Có thể diễn đạt quá trình chuyển hóa gỗ và vai trò của nước và oxy dưới tác dụng của enzim do sợi nấm tiết ra như sau :
C6H10O5 + H2O --- enzim ---> C6H12O6 (1.1)
C6H12O6 + 6O2 --- enzim ---> 6CO2 + 6H2O (1.2)
Qua công thức trên cho thấy rằng trong quá trình hoạt động để phân hủy gỗ, nấm còn có khả năng tạo ra nước trong gỗ.
Dựa trên phản ứng hóa học với các thành phần hóa học của vách tế bào và kết quả thay đổi màu sắc gỗ do nấm mục gây ra, có hai nhóm nấm gây mục gỗ chính có thể phân biệt được, đó là :
- Nhóm nấm gây mục trắng : Những loài nấm thuộc nhóm này có thể phân hủy cả xenlulo và linhin của gỗ, gỗ bị mục thường có màu trắng và có thể quan sát thấy những vệt sọc có kích thước thay đổi trên phần gỗ còn chắc.
- Nhóm nấm gây mục nâu : Tập trung phá hoại xenlulo, gỗ mục có màu nâu và rất dễ bể vụn dưới tác động của ngoại lực.
Ngoài ra còn có một số loài nấm mục có đặc điểm phá hoại gỗ kết hợp giữa đặc điểm của hai nhóm nấm trên.
Mỗi loài nấm mục đều có một ngưỡng độ ẩm nhất định cho quá trình phát triển. Thông thường, độ ẩm gỗ trong khoảng 25-30%, sự phát triển của nấm chậm lại, dưới 20% nấm sẽ bị ức chế hoàn toàn. Do đó, gỗ lành nếu được sấy hoặc phơi khô sẽ tránh được sự gây hại của nấm mục, trừ khi gỗ đó bị ướt hoặc để hút ẩm trở lại đạt đến mức độ ẩm phù hợp cho nấm mục xâm nhập và phát triển. Hơn thế nữa, gỗ đã bị nấm mục xâm nhiễm nếu được làm khô đạt độ ẩm dưới 20%, thì sự phát triển của nấm mục cũng bị ngưng trệ hoàn toàn. Khoảng thời gian sợi nấm có thể sống qua trạng thái tiềm sinh dưới điều kiện không khí khô sẽ thay đổi tùy theo từng loại nấm, song có trường hợp có thể kéo dài tới hàng năm. Đó là khả năng sợi nấm có thể sống lại khi độ ẩm đạt tới ngưỡng phù hợp cho sự phát triển của nấm. Đặc điểm này thể hiện rất rõ đối với nấm mục hại gỗ sử dụng trong các công trình xây dựng.
Một số loại nấm mục có nhu cầu về độ ẩm rất thấp còn gọi là nấm mục khô, thường phát hiện thấy tại các nơi có điều kiện khô ráo như nhà máy chế biến gỗ, gỗ trong công trình xây dựng, gỗ xẻ lưu trữ trong các nhà kho ... Những loại nấm này cần rất ít hoặc không cần độ ẩm trong quá trình phát triển. Thực tế, nấm mục khô có thể phát triển trên gỗ khô, nhưng chúng khác các loại nấm mục khác là có khả năng chuyển từ các nguồn khác tới các điểm chúng xâm nhập vào gỗ. Những loài nấm này đầu tiên phát triển trong các đống gỗ hoặc trong đất, nơi mà độ ẩm thường cao, sau đó lan rộng ra tới nguồn gỗ khô là đối tượng phá hoại của nấm. Sự dẫn ẩm được thực hiện bằng các đường rất nhỏ giống như sợi nấm, được tỏa ra trên khắp bề mặt gỗ cũng như bề mặt gạch của tường nhà hoặc nền đá và đi tới phần gỗ lành. Loài nấm phá hoại gỗ nguy hiểm nhất trong các công trình xây dựng đại diện cho cho nhóm nấm này là Poria incrassata và một số loải khác thuộc giống Merulius.
Nấm mục thường thấy trong gỗ, tại những vị trí mà độ ẩm dễ được gỗ hấp thụ va rất khó bay hơi. Hai đầu đống gỗ, mặt dưới của đống gỗ, mặt dưới của tà vẹt, phần gỗ chôn dưới đất của các cột cọc, bề mặt cột tiếp giáp với mặt nền trong công trình xây dựng, phần gỗ tiếp giáp với tường nhà ... là những nơi nấm mục bắt đầu tấn công .
Không khí là một trong các điều kiện cần thiết cho sự phá triển cho sự phát triển của nấm mục. Trong điều kiện bình thường, lượng không khí có trong gỗ và xung quanh gỗ rất phong phú. Thậm chí phía trong của cây hoặc trong khúc gỗ lớn còn tươi cũng có thể đủ chứa không khí trong khoang tế bào đủ cho phép nấm phát triển. Các công trình nghiên cứu đã xác định được rằng lượng không khí cần khoảng 20% thể tích của gỗ là có thể đủ điều kiện cho nấm mục phát triển.
Nấm mục cũng có khả năng phát triển trong nhiệt độ rộng, song chúng thường phát triển nhanh hơn trong giai đoạn thời tiết ấm của năm. khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm mục là 24 - 32oC. Khi nhiệt độ thấp hơn 24oC, tốc độ phát triển của nấm chậm lại, và ở trạng thái tiềm sinh. Khi nhiệt độ tăng lên nếu cung cấp nhiệt bằng hơi nóng trong một thời gian nhất định sẽ diệt được nấm. Phần lớn các loại nấm mục sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 40oC.
Nấm mục duy trì nòi giống bằng các bào tử được sinh ra với số lượng rất lớn trong các quả thể. Quả thể thường xuất hiện trên bề mặt của gỗ đã bị mục. Quả thể của các loài nấm mục rất khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc ... đây cũng là một trong những căn cứ để nhận biết loài nấm gây hại.
Nấm mục cũng có thể phát sinh và phát triển không cần bào tử mà bằng các mọc trực tiếp các sợi nấm từ đất, từ gỗ đã mục sang gỗ lành nếu để tiếp xúc với nó. Trường hợp này thường xảy ra trong đống gỗ hong phơi khô, khi gỗ còn tươi, gỗ xẻ hoặc các sản phẩm gỗ được xếp đống trên các thanh kê đã bị nhiễm nấm mục. Sợi nấm có thể phát triển trên bề mặt gỗ và lan rộng vào trong gỗ.
Với các đối tượng gỗ sử dụng làm cột cọc, hàng rào, gỗ trụ mỏ, tà vẹt và các hình thức sử dụng gỗ tiếp xúc trực tiếp với nền đất thường bị nấm mục gây hại. Lượng gỗ tổn thất do nấm mục gây ra là rất lớn, bởi trong những điều kiện sử dụng như vậy rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mục. Đối với gỗ dùng trong công trình xây dựng, phần gỗ tiếp xúc với nền đất bị nấm mục phân hủy có thể chỉ chiếm một phần nhỏ, song nếu phải loại bỏ phần gỗ mục đi thì toàn bộ kết cấu đó có kích thước không phù hợp với nục đích sử dụng.
Khi gặp các điều kiện thuận lợi, nấm mục xâm nhập và phát triển trên bề mặt gỗ hoặc tại các vết nứt trên gỗ. Sợi nấm sẽ phát triển thành hệ sợi, có dạng hình quạt, màu trắng hoặc nâu có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hệ sợi nấm giữ vai trò như hệ thống rễ của cây. Trong giai đoạn đầu, sợi nấm phát triển sâu vào trong gỗ theo các hướng khác nhau, thường sợi nấm đi từ tế bào này qua tế bào khác bằng cách qua các lỗ do chính sợi nấm tạo ra khi tiếp xúc với vách tế bào gỗ. Các công trình nghiên cứu đã cho biết nấm có khả năng tiết ra enzim làm thủng vách tế bào mà không cần có áp lực cơ học nào. Trong quá trình sợi nấm xâm nhập vào gỗ, không có sự phân hủy gỗ, do đó chưa làm thay đổi các tính chất của gỗ. Gia đoạn tiếp theo, gỗ chớm bị mục, màu sắc của gỗ sẽ bị thay đổi nhưng rất khó nhận biết và rất dễ bị lẫn với trường hợp gỗ bị biến màu do phản ứng của một số hợp chất hóa học trong gỗ gây ra. Hơn nữa, sự biến màu này thường xuất hiện trên bề mặt gỗ còn tươi hơn là đối với gỗ đã khô. Theo thời gian sự biến màu trên bề mặt gỗ ngày càng rõ hơn, vách tế bào gỗ bắt đầu bị phân hủy, gỗ có sự thay đổi đáng kể về màu sắc, cấu trúc và độ bền cơ học. Gia đoạn cuối cùng, gỗ có thể trở nên mục, mềm, xốp, xơ ra, nứt theo vòng năm, rỗng hoặc dễ bở vụn, phụ thuộc vào cách thức phá hoại của mỗi loài nấm.
Gỗ bị mục nát còn có thể là hậu quả của quá trình phá hoại kế tiếp nhau của các loại nấm mục. Các loại nấm có sức phá hoại yếu thường xâm nhập trước vào đối tượng gỗ còn tương đối ẩm. Các loại nấm này một mặt sử dụng các chất chứa trong tế bào, một mặt phá vách tế bào nhưng ở mức độ yếu. Chúng không có khả năng phá hại hoàn toàn vách tế bào gỗ, do vậy trong gỗ ngoài sự biến màu còn có hiện tượng mục nhẹ. Tiếp theo khi độ ẩm gỗ giảm nhiều, trong tế bào gỗ có nhiều khoảng trống do nước bốc hơi và không khí thay thế, do vậy lượng oxy trong gỗ càng lớn, thuận lợi cho các loại nấm mục có khả năng phá hại mạnh xenlulo và linhin, làm mất hoàn toàn ứng lực cơ học của gỗ và tre nứa.
Với nấm mục, nguồn thức ăn chính cho nhu cầu dinh dưỡng của chúng là chất gỗ (vách tế bào), tuy nhiên các thành phần khác như tinh bột, đường và các chất chứa trong ruột tế bào cũng được nấm chuyển hóa thành thức ăn. Với bản chất tự nhiên, xenlulo và linhin cấu tạo nên vách tế bào gỗ là những phức chất không phù hợp cho nấm hấp thụ. Song do hệ sợi của nấm mục có khả năng tiết ra các enzim làm bẻ gãy vách tế bào thành các hợp chất dinh dưỡng đơn giản, phù hợp cho sự hấp thụ của nấm. Có thể diễn đạt quá trình chuyển hóa gỗ và vai trò của nước và oxy dưới tác dụng của enzim do sợi nấm tiết ra như sau :
C6H10O5 + H2O --- enzim ---> C6H12O6 (1.1)
C6H12O6 + 6O2 --- enzim ---> 6CO2 + 6H2O (1.2)
Qua công thức trên cho thấy rằng trong quá trình hoạt động để phân hủy gỗ, nấm còn có khả năng tạo ra nước trong gỗ.
Dựa trên phản ứng hóa học với các thành phần hóa học của vách tế bào và kết quả thay đổi màu sắc gỗ do nấm mục gây ra, có hai nhóm nấm gây mục gỗ chính có thể phân biệt được, đó là :
- Nhóm nấm gây mục trắng : Những loài nấm thuộc nhóm này có thể phân hủy cả xenlulo và linhin của gỗ, gỗ bị mục thường có màu trắng và có thể quan sát thấy những vệt sọc có kích thước thay đổi trên phần gỗ còn chắc.
- Nhóm nấm gây mục nâu : Tập trung phá hoại xenlulo, gỗ mục có màu nâu và rất dễ bể vụn dưới tác động của ngoại lực.
Ngoài ra còn có một số loài nấm mục có đặc điểm phá hoại gỗ kết hợp giữa đặc điểm của hai nhóm nấm trên.
Mỗi loài nấm mục đều có một ngưỡng độ ẩm nhất định cho quá trình phát triển. Thông thường, độ ẩm gỗ trong khoảng 25-30%, sự phát triển của nấm chậm lại, dưới 20% nấm sẽ bị ức chế hoàn toàn. Do đó, gỗ lành nếu được sấy hoặc phơi khô sẽ tránh được sự gây hại của nấm mục, trừ khi gỗ đó bị ướt hoặc để hút ẩm trở lại đạt đến mức độ ẩm phù hợp cho nấm mục xâm nhập và phát triển. Hơn thế nữa, gỗ đã bị nấm mục xâm nhiễm nếu được làm khô đạt độ ẩm dưới 20%, thì sự phát triển của nấm mục cũng bị ngưng trệ hoàn toàn. Khoảng thời gian sợi nấm có thể sống qua trạng thái tiềm sinh dưới điều kiện không khí khô sẽ thay đổi tùy theo từng loại nấm, song có trường hợp có thể kéo dài tới hàng năm. Đó là khả năng sợi nấm có thể sống lại khi độ ẩm đạt tới ngưỡng phù hợp cho sự phát triển của nấm. Đặc điểm này thể hiện rất rõ đối với nấm mục hại gỗ sử dụng trong các công trình xây dựng.
Một số loại nấm mục có nhu cầu về độ ẩm rất thấp còn gọi là nấm mục khô, thường phát hiện thấy tại các nơi có điều kiện khô ráo như nhà máy chế biến gỗ, gỗ trong công trình xây dựng, gỗ xẻ lưu trữ trong các nhà kho ... Những loại nấm này cần rất ít hoặc không cần độ ẩm trong quá trình phát triển. Thực tế, nấm mục khô có thể phát triển trên gỗ khô, nhưng chúng khác các loại nấm mục khác là có khả năng chuyển từ các nguồn khác tới các điểm chúng xâm nhập vào gỗ. Những loài nấm này đầu tiên phát triển trong các đống gỗ hoặc trong đất, nơi mà độ ẩm thường cao, sau đó lan rộng ra tới nguồn gỗ khô là đối tượng phá hoại của nấm. Sự dẫn ẩm được thực hiện bằng các đường rất nhỏ giống như sợi nấm, được tỏa ra trên khắp bề mặt gỗ cũng như bề mặt gạch của tường nhà hoặc nền đá và đi tới phần gỗ lành. Loài nấm phá hoại gỗ nguy hiểm nhất trong các công trình xây dựng đại diện cho cho nhóm nấm này là Poria incrassata và một số loải khác thuộc giống Merulius.
Nấm mục thường thấy trong gỗ, tại những vị trí mà độ ẩm dễ được gỗ hấp thụ va rất khó bay hơi. Hai đầu đống gỗ, mặt dưới của đống gỗ, mặt dưới của tà vẹt, phần gỗ chôn dưới đất của các cột cọc, bề mặt cột tiếp giáp với mặt nền trong công trình xây dựng, phần gỗ tiếp giáp với tường nhà ... là những nơi nấm mục bắt đầu tấn công .
Không khí là một trong các điều kiện cần thiết cho sự phá triển cho sự phát triển của nấm mục. Trong điều kiện bình thường, lượng không khí có trong gỗ và xung quanh gỗ rất phong phú. Thậm chí phía trong của cây hoặc trong khúc gỗ lớn còn tươi cũng có thể đủ chứa không khí trong khoang tế bào đủ cho phép nấm phát triển. Các công trình nghiên cứu đã xác định được rằng lượng không khí cần khoảng 20% thể tích của gỗ là có thể đủ điều kiện cho nấm mục phát triển.
Nấm mục cũng có khả năng phát triển trong nhiệt độ rộng, song chúng thường phát triển nhanh hơn trong giai đoạn thời tiết ấm của năm. khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm mục là 24 - 32oC. Khi nhiệt độ thấp hơn 24oC, tốc độ phát triển của nấm chậm lại, và ở trạng thái tiềm sinh. Khi nhiệt độ tăng lên nếu cung cấp nhiệt bằng hơi nóng trong một thời gian nhất định sẽ diệt được nấm. Phần lớn các loại nấm mục sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 40oC.
Nấm mục duy trì nòi giống bằng các bào tử được sinh ra với số lượng rất lớn trong các quả thể. Quả thể thường xuất hiện trên bề mặt của gỗ đã bị mục. Quả thể của các loài nấm mục rất khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc ... đây cũng là một trong những căn cứ để nhận biết loài nấm gây hại.
Nấm mục cũng có thể phát sinh và phát triển không cần bào tử mà bằng các mọc trực tiếp các sợi nấm từ đất, từ gỗ đã mục sang gỗ lành nếu để tiếp xúc với nó. Trường hợp này thường xảy ra trong đống gỗ hong phơi khô, khi gỗ còn tươi, gỗ xẻ hoặc các sản phẩm gỗ được xếp đống trên các thanh kê đã bị nhiễm nấm mục. Sợi nấm có thể phát triển trên bề mặt gỗ và lan rộng vào trong gỗ.
(Nguồn : Sách Bảo Quản Lâm Sản Trường Đại Học Lâm Nghiệp)