Gỗ tròn là loại nguyên liệu thực vật có sợi, trong quá trình vận chuyển và bảo quản độ ẩm của nó sẽ không ổn định, nếu như bảo quản không tốt, rất dễ làm cho nấm mốc hay côn trùng xâm hại, hoặc phát sinh hiện tượng nứt làm cho chất lượng gỗ giảm xuống.
Để phòng tránh sự xâm hại của nấm mốc và côn trùng cũng như tránh hiện tượng nứt gỗ, cần thiết phải hiểu được điều kiện sinh tồn của nấm mốc trong gỗ và nguyên nhân sinh ra quá trình nứt gỗ, từ đó tìm ra phương pháp hữu hiệu để khắc phục mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Gỗ là nguồn nuôi dưỡng rất tốt cho nấm mốc, quá trình hoạt động của nó ở trong gỗ liên quan mật thiết đến nhiệt độ và độ ẩm của gỗ. Thông thường khi độ ẩm của gỗ vào khoảng 30-60% là gia đoạn thích hợp nhất cho nấm mốc sinh trưởng và phát triển , độ ẩm quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng .
Trừ một số ít loài ra, còn phần lớn là loài nấm mốc khi ở trong điều kiện độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm bão hòa thớ gỗ (W=30%) thì quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng hoàn toàn bị ức chế hoặc ở vào trạng thái ngừng hoạt động. Vì vậy, việc khống chế độ ẩm là một biện phát rất tốt để bảo quản phòng chống mục hay biến màu cho gỗ.
Nhiệt độ quan hệ rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm mốc, mặc dù chúng có phạm vi nhiệt độ thích ứng là rất rộng, song phần lớn là vào nhiệt độ 25-40°C thì chúng sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Bởi vì, khi nhiệt độ cao, khả năng đề kháng của chúng là rất kém, thế nhưng khả năng đề kháng của chúng với nhiệt độ thấp lại rất tốt. Khi nhiết độ lớn hơn 60°C, nấm mốc có thể bị chết ; còn khi nhiệt độ nhỏ hơn 10°C thì chúng thuộc vào trạng thái ngừng hoạt động, cũng có khi nhiệt độ khoảng 10°C cũng chưa đủ làm nấm mốc bị tiêu diệt. Quá trình hô hấp của nấm mốc cũng giống như loài thực vật khác, cần phải có một lượng không khí nhất định thì mới có khả năng sinh tồn.
Quá trình sinh sản của nấm mốc có 2 cách, cách thứ nhất là sau khi bào tử của chúng thành thục, các bào tử sẽ dựa vào gió, sức nước hoặc côn trùng để truyền đi. Một cách khác là chúng sẽ được trực tiếp truyền đi, ví dụ gỗ lành lặn mà khi tiếp xúc với gỗ đã bị mục hay tiếp xúc với nấm mốc trên mặt đất , sẽ làm sợi nấm nhanh chóng lan truyền sang. Nhằm tránh quá trình khuyếch tán của nấm mốc, trong các kho bãi dự trữ gỗ nên xếp đống riêng những loại gỗ đã bị mục và những loại gỗ lành lặn, những cây gỗ đã bị mục thì nên xếp ở rìa cạnh của kho gỗ và nên xếp về phía cuối của hướng gió chính.
Nguyên nhân của quá trình nứt gỗ thuộc về tính dị hướng và tính hút ẩm của gỗ. Khi độ ẩm ở vào điểm bão hòa thớ gỗ mà gỗ vẫn tiếp tục thoát ẩm, sẽ làm cho gỗ bị co rút, sự co rút theo 3 hướng là không giống nhau , không thể tránh được ứng lực tạo ra , nếu ứng lực tạo ra quá lớn sẽ làm cho gỗ bị nứt. Một nguyên nhân khác làm cho gỗ bị nứt là do tốc độ sấy quá nhanh, từ đó dẫn đến độ chênh lệch về độ ẩm giữa bên trong và bề mặt gỗ càng lớn, tạo ra sự thay đổi về kích thước không đồng đều giữa bên trong và bên ngoài gỗ, dựa vào sự hình thành và phát triển của ứng lực ma làm cho gỗ bị nứt.
Phương pháp bảo quản gỗ tròn thông thường là khống chế hàm lượng ẩm của gỗ hoặc tiến hành xử lý hóa học. Phương pháp khống chế hàm lượng ẩm của gỗ lại được phân thành phương pháp dự trữ trong nước, phương pháp dự trữ trong môi trường ẩm và phương pháp dự trữ trong môi trường khô. Lựa chọn phương pháp bảo quản nào cần căn cứ vào điều kiện khí hậu cụ thể, phương pháp xẻ gỗ, thời gian dự trữ dài hay ngắn, chủng loại đẳng cấp gỗ tròn, hàm lượng ẩm ban đầu của gỗ để quyết định
(Theo Công nghệ chế biến gỗ - Cố Luyện Bách )